[Chọn ngày, giờ] Thế nào là “Âm dương, ngũ hành?

[CPP] Tìm hiểu Phong tục Việt Nam: Thế nào là “Âm dương, ngũ hành?.”Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội…

Thế nào là âm dương, ngũ hành?

1. Thế nào là Âm dương”?

Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.

2. Thế nào là “Ngũ hành”?

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Để giúp các bạn dể nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau:

Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.

Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)

Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

Thuyết âm dương

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”.
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.
Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ

Bên trên là bài viết Thế nào là “Âm dương, ngũ hành? thuộc chuyên mục về Chọn ngày, giờ. Để biết thêm các Phong tục khác của Việt Nam bạn hãy xem thêm: Trăm điều nên biết về Phong tục Việt Nam.

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x