[CPP] Có nhiều người tự hỏi rằng: khi mình đã check xong một phương án trả lời trong bài test hay thi trắc nghiệm khách quan thì có nên xoá đi và check lại phương án khác hay không? Vì mình nhận ra rằng, phương án mình trả lời thấy không được tự tin cho lắm, hoặc là phần kiến thức đó mình chưa chắc là có nhớ đúng hay không.
Vậy có nên xoá đi và chọn một phương án khác hay không nếu còn thời gian cho mình suy nghĩ lại?
Trong một lớp Nghiệp vụ sư phạm tại Đại học Sư phạm TP. HCM, một giảng viên đã chỉ ra việc có nên chọn lại đáp án nếu mình còn lại thời gian hay không, nếu câu hỏi đó mình chưa chắc đúng.
Thật sự mà nói, những thông mình mà mình chợt nhớ ra trong đầu, nếu như không nhớ rõ chính xác thông tin chính là gì (Main Information) thì nó chỉ là thông tin có liên quan (Related Information). Vậy nên, chúng ta phải trả lời lại câu hỏi đó.
Các bạn thường được những giáo viên hay giảng viên khuyên rằng những thông tin ban đầu xuất hiện là thông tin nằm đâu đó trong tiềm thức của chúng ta, nên nếu chúng ta thấy quen quen chúng ta hãy check vào ngay. Và sự thật, đó chỉ là do người ra đề “bẫy” chúng ta khi ra những đáp án tương tự với đáp án chính.
Có phải rằng, mỗi khi bạn thi trắc nghiệm, và buớc ra khỏi lớp, có những câu trả lời ban đầu bạn chọn đúng, xong ra tra đáp án, bạn nói: “Biết vậy đừng sửa đáp án là được rồi, nãy chọn đúng rồi mà còn chọn lại“… và điều này sẽ “ám ảnh” bạn. Khi bạn trở thành giảng viên hay giáo viên thì bạn lại truyền lại thông tin này cho những sinh viên hay học sinh những cái bạn trải qua chứ chưa dựa trên cơ sở khoa học nào.
Bạn đi chơi với bạn bè, bạn C dẫn theo bạn C1, bạn D dẫn theo bạn D1, bạn E dẫn theo bạn E1…
– Bạn là A, bạn hỏi bạn B: bạn có biết cái bạn D1 hôm bữa đi chơi với nhóm mình nhân ngày kỷ niệm nhóm không?
– B nói: Bạn D1 nào ta, bữa dẫn theo nhiều bạn quá không nhớ rõ là ai???
– A gợi ý (Related Info 1): Cái bạn cao cao ốm ốm đó…
– B nói: Có 2-3 người cao và ốm lắm mà…
– A lại gợi ý (Related Info 2): Bạn lúc đó mặc áo sơ mi… trông cũng đẹp trai đó…
– B nói: Có một người có duyên và một người nói chuyện không được lịch sự lắm. A muốn nói ai???
– A lại gợi ý (Related Info 3): Đúng rồi, cái bạn có duyên đó…
– B xác nhận (Main Info): À bạn D1, mặc áo sơ mi, cao ốm, đẹp trai và nói chuyện có duyên, à nhớ rồi.
Thông thường, chúng ta chỉ nhớ về thông tin liên quan (Related Info) và chúng khó quên khi được gợi ý dần ra; còn thông tin chính (Main Info), nếu chúng ta không nhớ rõ, thì có thể dựa vào thông tin liên quan để xác nhận… Vì vậy, những đáp án mà chúng ta không chắc chắn mà sau đó chúng ta lựa chọn theo cảm tính… thì chưa chắc đã đúng, và nếu còn thời gian chúng ta nên quay lại và kiểm tra lại phương án nhé!
Bài viết dựa vào quan điểm cá nhân!