Cờ lao

[CPP] Tìm hiểu về một trong số 54 dân tộc anh em Việt Nam – dân tộc Cờ lao. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân – Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”…

Sau đây là một số thông tin về dân tộc Cờ lao như: Tên gọi, địa bàn cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, trang phục, hình ảnh… để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dân tộc Cờ lao.

Tóm tắt dân tộc Cờ lao:
  • Tên dân tộc: Cờ lao 
  • Tên tự gọi: Cờ Lao 
  • Tên gọi khác: Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề. 
  • Nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ 

DÂN TỘC CỜ LAO:

Tên gọi khác:

Ke Lao

Nhóm ngôn ngữ:

Ka đai

Cư trú:

Tập trung ở huyện Ðồng Văn và Hoàng Su Phìn (tỉnh Hà Giang).

Ðặc điểm kinh tế:

Ở Ðồng Văn, người Cờ Lao làm nương, gieo trồng ngô ở hốc núi đá. Ở Hoàng Su Phi, đồng bào làm ruộng nước và nương núi đất, trồng lúa là chính. Nghề thủ công phổ biến của đồng bào là đan lát và làm đồ gỗ, sản phẩm là phên, cót, nong, bồ, bàn ghế, yên ngựa v.v…

Tổ chức cộng đồng:

Mỗi bản người Cờ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ.
Mỗi nhóm Cờ Lao có một số họ nhất định. Các con đều theo họ cha.

Hôn nhân gia đình:

Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Phụ nữ Cờ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Ðồng Văn, người Cờ Lao đốt nhau của đứa trẻ sơ sinh thành than rồi đem bỏ vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Ðứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái), thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con. Ðứa con đầu lòng được bà ngoại đặt tên cho. Người Cờ Lao chết đi được làm lễ chôn cất và lễ chay. Người Cờ Lao có tục khi chôn cất thì xếp đá thành từng vòng quanh mộ (mỗi vòng đá tương ứng với 10 tuổi của người chết), rồi lấp đất kín những vòng đá ấy.

Văn hóa:

Hàng năm người Cờ Lao có những ngày lễ, tết theo âm lịch như 3 tháng 3, 5 tháng 5, 15 tháng 7, 9 tháng 9 v.v… và tết Nguyên đán là lớn nhất.

Nhà cửa:

Người Cờ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ…

 

Trang phục:

Cá tính trang phục không rõ ràng chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái như (Tày, Nùng Giáy…) về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật.

+ Trang phục nam:

Ðàn ông Cờ Lao mặc quần như nhiều dân tộc vùng biên giới phía Bắc

+ Trang phục nữ:

Phụ nữ Cờ Lao mặc quần, áo dài 5 thân cài nách, dài quá đầu gối, được trang trí bằng nhiều miếng vải khác màu khâu đáp lên ngực áo từ giữa ngực sang nách phải, theo mép xẻ.

Bên trên là thông tin về dân tộc Cờ lao. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn tìm hiểu thêm về dân tộc Cờ lao nói riêng, các dân tộc Việt Nam nói chung. Xem thêm: Danh mục các dân tộc Việt Nam.

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x