Blacklist (danh sách đen) là gì?

Bạn vừa mới mua tên miền (domain) mới rồi bạn đầu tư hết sức công phu thời gian và công sức vào việc hoàn thành giao diện và nội dung của website đó, nhưng mãi 6 tháng, 1 năm… thậm chí lâu hơn, website của bạn không thể xuất hiện lên công cụ tìm kiếm của Google (Google Search). Bạn hầu như đã dùng hết mọi thủ thuật SEO website mà bạn biết, bạn đã tham khảo hết mọi thủ thuật để đưa website lên top Google… nhưng mọi phương án đều không làm cho website của bạn xuất hiện trên Google. Vậy điều gì đã xảy ra!?

DANH SÁCH ĐEN (BLACKLIST) CỦA GOOGLE LÀ GÌ? CÁCH PHÁT HIỆN TRANG WEB ĐÃ BỊ LIỆT VÀO GOOGLE BLACKLIST
DANH SÁCH ĐEN (BLACKLIST) CỦA GOOGLE LÀ GÌ? CÁCH PHÁT HIỆN TRANG WEB ĐÃ BỊ LIỆT VÀO GOOGLE BLACKLIST

Cũng như cách bạn đưa tài khoản của ai đó vào danh sách bị chặn, Google cũng có cách liệt các trang web trên internet vào dạng nguy hiểm và có những biện pháp khống chế chúng. Danh sách các trang web bị “gắn cờ” của Google được gọi là Google Blacklist.

Google Blacklist (danh sách đen của Google) là gì?

Có thể bạn chưa biết, mỗi ngày có khoảng 9.500 – 10.000 trang web bị Google đưa vào danh sách đen. Khi một trang web nào đó nằm trong Google Blacklist nghĩa là công cụ tìm kiếm Google sẽ thực hiện loại bỏ chỉ mục (index) đến trang web đó – De-index. Điều đó cũng đồng nghĩa trang web của bạn sẽ bị mất đi phần lớn lượt truy cập (có thể đến 95%) thông thường đến từ công cụ tìm kiếm.

Tại sao một trang web bị liệt vào danh sách Google Blacklist được cho là bắt nguồn từ việc Google đánh giá trang web đó gây hại cho người dùng (chẳng hạn như có mã độc, có dấu hiệu lừa đảo chuyển hướng người dùng, thu thập thông tin người dùng trái phép…vv…). Vấn đề là Google sẽ không gửi thông báo cho quản trị viên về việc trang web bị đưa vào danh sách đen, và quản trị viên cũng khó nhận biết liệu trang web của họ có bị tiêm nhiễm virus hay không.

Nguyên nhân website của bạn bị đưa vào Google Blacklist

Website của bạn có thể bị đưa vào danh sách đen (blacklist) của Google một cách dễ dàng nếu như  bạn rơi vào một trong những trường hợp sau:
  • Dùng những thủ thuật SEO mũ đen và vi phạm những thuật toán của Google như cloaking, link farms, doorway pages, submit quá nhiều, dùng virus để spam… hay sử dụng tool và các thủ thuật tăng Rank…
  • Source của bạn bị chèn mã độc, những mã độc này thường là những loại virut có thể đánh cắp các dữ liệu của bạn và hoạt động như 1 keylocker, điều này cho phép  virut có thể tìm được mật khẩu qua những file index.php, index.html, default.aspx, default.asp… được lưu sẵn trên máy tính của bạn rồi sau đó đi đến host theo đường.
  • Những website chứa nội dung không được phep hoạt động rộng rãi hoặc những nội dung không lành mạnh cũng bị liệt vào danh sách đen của Google.
  • Nội dung, tên miền, giao diện… thay đối một cách liên tục cũng bị Google nhắm đến
  • Những domain mua backorder cũng thường không được index

Cách nhận biết 1 trang web có nằm trong Google Blacklist hay không

Cách 1:

Cách đơn giản nhất để kiểm tra là bạn vào Google gõsite:tênmiền.com“, ví dụ như “site:capapham.com” chẳng hạn. Nếu không có kết quả được trả về mặc dù các trang của bạn đã được Google lập chỉ mục (index) trước đó thì đây là một trong những khả năng chắc chắn về việc trang web của bạn đã bị Google xóa chỉ mục.

Cách 2:

Nhập địa chỉ https://www.bannedcheck.com/ vào thanh địa chỉ URL và nhấn Tìm Kiếm. Bạn sẽ nhận được thông báo về tình trạng hiện tại của tên miền.

Cách 3:

Cách tốt nhất để theo dõi các thay đổi hoặc có thêm nhiều thông tin về tên miền của bạn là sử dụng các công cụ tạo ra bởi Google. Trong trường hợp này, Google Webmaster Tools là công cụ lý tưởng nên dùng.

Cách 4:

Google cũng có một công cụ cho phép bạn kiểm tra xem một trang web có nằm trong danh sách đen bị khiếu nại về nội dung, quyền tác giả,  DMCA hay không tại địa chỉ Transparency Report

Cách 5: Dấu hiệu để nhận biết một trang web có thể bị đưa vào Google Blacklist 

1. Trang web hoặc một số đường link của trang web tự động chuyển hướng đến các web đen, web vô giá trị, hoặc các web không liên quan khác.

2. Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… gửi thông báo về việc trang web của bạn có nguy cơ bị tấn công.

3. Nhà cung cấp hosting ngừng hoạt động trang web của bạn/ thông báo trang web của bạn bị nhiễm virus.

4. Trang web của bạn xuất hiện các đường link dẫn đến các giao diện giả mạo trang đăng nhập ngân hàng trực tuyến, giao dịch trực tuyến… trên máy chủ của mình.

5. Có nhiều người truy cập vào trang web của bạn cho biết phần mềm diệt virus của họ chặn trang của bạn.

6. Xuất hiện tài khoản quản trị viên/người dùng mới trong trình quản lý trang web mà bạn không tạo ra, không cấp quyền.

7. Trang web của bạn bị gắn cờ là có hành vi lừa đảo giả mạo (phishing).

8…

Khi một người dùng truy cập vào trang web trong Google Blacklist, họ nhìn thấy gì?

Tùy theo từng trình duyệt mà người dùng sẽ nhìn thấy thông báo một trang web nằm trong Google Blaclist khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung là cảnh báo gây chú ý mạnh màu đỏ. Nó yêu cầu người dùng phải thực hiện các bước rắc rối để có thể tiếp tục truy cập vào trang web đó.

Dĩ nhiên, yêu cầu chung của nhiều người dùng thông thường mỗi khi tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm là phải nhanh chóng, đơn giản.

Việc phải thực hiện thêm các bước bổ sung để truy cập trang web nào đó sẽ khiến họ nhấn Back (quay lại) và lựa chọn một trang web kết quả khác. Lượng truy cập của một trang web bị đưa vào danh sách đen vì thế mà giảm “thảm hại”.

Hãy chú ý đến điều này, đặc biệt là với những trang web bán hàng trực tuyến!

Cách khắc phục và đưa website của bạn thoát khỏi Google Blacklist

Bước 1: Kiểm tra

1. Cài đặt chương trình diệt virus và upgrade lên phiên bản mới nhất, và quét lại toàn bộ máy tính.
2. Kiểm tra các file có name index.* , Default.* trên host và tìm ra code chứa nội dung iframe loại bỏ nếu cảm thấy nghi ngờ. Lên google search các đường link chứa trong iframe đó, để biết thông tin chi tiết và cách xử lý.
3. Sau khi chắc chắn máy tính không còn nhiễm virus nữa, các bạn bắt đầu đổi toàn bộ info hosting, email, ftp account… (hoặc có thể dùng một máy tính khác ko có virus để đổi mật khẩu). Hoặc với host Cpanel 11 có chức năng “Virus Scanner” rất hiệu quả, bạn nên tiến hành quét các file trên host, nếu báo có virus hay malware, hãy tiến hành sửa ngay.

Bước 2: Gỡ block của Google – Firefox:

Sau khi đã diệt virus và tháo mã độc ra khỏi website hoàn toàn bạn phải thông báo lại với Google về tình trạng website của mình.
Cách 1:
Bạn truy cập vào địa chỉ sau và viết một thông báo bằng tiếng anh với nội dung yêu cầu Google kiểm tra lại việc block website của bạn vì website bạn không chứa mã độc. Sau đó chờ khoảng 1-2 ngày sẽ có kết quả. Truy cập địa chỉ tại Report Incorrect Forgery Alert
Cách này nhanh và cũng khá hiệu quả.
Cách 2: Sử dụng Google Webmaster Tools
Truy cập vào Google Webmaster Tools của bạn, trên phần Dashboard, chọn site bạn yêu cầu kiểm tra bằng cách trên trang Overview, click vào “Request a review”. Yêu cầu của bạn đang được xem xét, bạn phải chờ đội ngũ nhân viên của google xác thực lại và website của bạn được mở khóa. (Thời gian 1-2 ngày)

Làm sao để tránh bị Google Panda liệt vào danh sách đen Google Blacklist

Google Panda là một thuật toán của Google nhằm đem lại kết quả tìm kiếm tốt hơn, loại bớt “rác”. Rác ở đây là các website có chất lượng nội dung thấp (copy, viết hời hợt, khách vào rồi ra ngay… không hấp dẫn) và các website “cố tình” xây dựng link (backlink) và có hệ thống backlink kém chất lượng.

Việc dính vào Google Panda ban đầu sẽ khiến bạn hơi sốc. Đừng vội hành động, hãy ngồi xem lại kỹ và tối ưu Seo lại trước khi thực hiện các bước dưới đây:

Tăng lượng Bot vào website:

Tăng lượng duyệt trang của Google bot vào site của bạn, việc này sẽ giúp cho site của bạn được đánh giá nhanh hơn để có thể thoát khỏi Google Panda sớm hơn.

Tối ưu liên kết nội bộ:

Thêm những liên kết đến các trang sâu, rất nhiều trang nội dung cũ của bạn có thể bị xóa bởi Google Panda và Google khó có thể tiếp cận trang này do nó nằm quá sâu để có thể cập nhật lại index cho bạn. Do đó việc thêm liên kết các trang cũ này sẽ giúp cho bot dễ dàng tiếp cận và reindex cho bạn.

Xóa những trang, bài viết kém chất lượng:

Càng làm seo tôi càng thấy Google giống con người, thật khó để qua mặt nhất là khi Google lớn như thổi thời gian vừa qua. Vì vậy cái gì “dở” tốt nhất nên xóa đi. Nếu không ít nhất bạn nên chặn Bot với những trang như vậy.

Xử lý hết lỗi trong Google Webmaster Tools:

Trong Google Webmaster Tools có phần HTML Suggestions và Crawl errors nằm trong mục Diagnostics, các bạn cần nghiên cứu những cài này và chỉnh sửa lại website của mình với những errors và gợi ý.

Seo Onpage chuẩn:

Tập trung vào những kiến thức Onpage SEO cơ bản. Google có chia sẽ những hướng dẫn SEO website cơ bản cho người mới bắt đầu. Mặc dù chỉ là những vấn đề cơ bản nhưng nó khá quan trọng và không phải ai làm SEO cũng đều thỏa mãn các tiêu chí cơ bản mà Google đưa ra.

Tái cấu trúc website:

Cấu trúc lại hệ thống website của bạn một mặt để tạo tính tương tác cao hơn cho người dùng, làm tăng chất lượng website, một mặt cũng làm cho bot dễ dàng tiếp cận các thông tin trên website của bạn hơn.
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x