[CPP] Bên dưới là tên của các ngành học và một số nghề nghiệp phổ biến trong tiếng Anh cùng một số hướng dẫn cách học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả…
DANH SÁCH CÁC NGÀNH HỌC PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH
Bảng tổng hợp một số ngành học phổ biến trong tiếng Anh:
STT | Ngành học | Tên tiếng Anh |
1 | Kế toán | Accounting |
2 | Kế toán doanh nghiệp | Accounting for Business (Industrial Accounting) |
3 | Kỹ thuật y sinh | Biomedical Engineering |
4 | Công nghệ sinh học | Biotechnology |
5 | Quản trị thương hiệu | Brand Management |
6 | Quản trị kinh doanh | Business Administration |
7 | Tiếng Anh thương mại | Business English |
8 | Kỹ thuật hóa học | Chemical Engineering |
9 | Luật thương mại | Commercial Law |
10 | Điều khiển và tự động hóa | Control Engineering and Automation |
11 | Kinh tế phát triển | Development economics |
12 | Quản trị thương mại điện tử | E-Commerce Administration (Electronic Commerce) |
13 | Kinh tế học | Economics |
14 | Kỹ thuật điện | Electrical Engineering |
15 | Kỹ thuật điện tử | Electronic Engineering |
16 | Vật lý kỹ thuật | Engineering Physics |
17 | Kỹ thuật môi trường | Environment Engineering |
18 | Kinh tế môi trường | Environmental economics |
19 | Tài chính ngân hàng | Finance and Banking |
20 | Công nghệ thực phẩm | Food Technology |
21 | Lịch sử các học thuyết kinh tế | History of economic theories |
22 | Quản trị khách sạn | Hotel Management |
23 | Quản trị nhân lực | Human Resource Management |
24 | Công nghệ thông tin | Information Technology |
25 | Thanh toán quốc tế | International Payment |
26 | Thương mại quốc tế | International Trade |
27 | Ngành Marketing | Marketing |
28 | Khoa học vật liệu | Materials Science |
29 | Kỹ thuật cơ khí | Mechanical Engineering |
30 | Cơ học | Mechanics |
31 | Kỹ thuật hạt nhân | Nuclear Engineering |
32 | Kinh tế công cộng | Public Economics |
33 | Quản lý tài nguyên và môi trường | Resource and Environment Management |
34 | Kỹ thuật viễn thông | Telecommunication |
35 | Kỹ thuật dệt may | Textile and Garment Engineering |
36 | Kỹ thuật nhiệt | Thermodynamics and Refrigeration |
37 | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | Tourism Services & Tour Management |
38 | Marketing thương mại | Trade Marketing |
39 | Kinh tế thương mại | Trading Economics |
40 | Kỹ thuật cơ khí động lực | Transportation Engineering |
TỔNG HỢP NHỮNG NGHỀ NGHIỆP PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH
Trong tiếng Anh cũng có rất nhiều các ngành nghề khác nhau, trong mỗi ngành nghề lại có những từ gọi chuyên biệt, nếu bạn đang muốn củng cố vốn từ vựng của mình về các nghề nghiệp/chức vụ phổ biến trong tiếng Anh thì có thể xem danh sách các từ vựng về nghề nghiệp sau nhé!
- Accountant: kế toán
- Actuary: chuyên viên thống kê
- Advertising executive: trưởng phòng quảng cáo
- Bank clerk: nhân viên giao dịch ngân hàng
- Bank manager: người quản lý ngân hàng
- Businessman: nam doanh nhân
- Businesswoman: nữ doanh nhân
- Economist: nhà kinh tế học
- Financial adviser: cố vấn tài chính
- HR manager (human resources manager): trưởng phòng nhân sự
- PA (personal assistant): thư ký riêng
- Investment analyst: nhà phân tích đầu tư
- Project manager: trưởng phòng/quản lý dự án
- Marketing director: giám đốc marketing
- Management consultant: cố vấn cho ban giám đốc
- Manager: quản lý/trưởng phòng
- Office worker: nhân viên văn phòng
- Receptionist: lễ tân
- Recruitment consultant: chuyên viên tư vấn tuyển dụng
- Sales rep (sales representative): đại diện bán hàng
- Salesman/saleswoman: nhân viên bán hàng
- Secretary: thư ký
- Stockbroker: nhân viên môi giới chứng khoán
- Telephonist: nhân viên trực điện thoại
- Programmer: lập trình viên máy tính
- Software developer: nhân viên phát triển phần mềm
- Baker: thợ làm bánh
- Barber: thợ cắt tóc
- Beautician: nhân viên làm đẹp
- Butcher: người bán thịt
- Cashier: thu ngân
- Estate agent: nhân viên bất động sản
- Fishmonger: người bán cá
- Florist: người trồng hoa
- Greengrocer: người bán rau quả
- Hairdresser: thợ làm đầu
- Sales assistant: trợ lý bán hàng
- Shopkeeper: chủ cửa hàng
- Tailor: thợ may
- Dentist: nha sĩ
- Doctor: bác sĩ
- Midwife: bà đỡ/nữ hộ sinh
- Nurse: y tá
- Optician: bác sĩ mắt
- Surgeon: bác sĩ phẫu thuật
- Vet hoặc veterinary surgeon: bác sĩ thú y
- Blacksmith: thờ rèn
- Bricklayer: thợ xây
- Builder: thợ xây
- Carpenter: thợ mộc
- Electrician: thợ điện
- Glazier: thợ lắp kính
- Mechanic: thợ sửa máy
- Plumber: thợ sửa ống nước
- Tattooist: thợ xăm mình
- Welder: thợ hàn
- Cook: đầu bếp
- Chef: đầu bếp trưởng
- Hotel manager: quản lý khách sạn
- Tour guide hoặc tourist guide: hướng dẫn viên du lịch
- Waiter: bồi bàn nam
- Waitress: bồi bàn nữ
- Baggage handler: nhân viên phụ trách hành lý
- Bus driver: người lái xe buýt
- Flight attendant (thường được gọi là air steward, air stewardess, hoặc air hostess): tiếp viên hàng không
- Sea captain hoặc ship’s captain: thuyền trưởng
- Taxi driver: lái xe taxi
- Train driver: người lái tàu
- Pilot: phi công
- Artist: nghệ sĩ
- Editor: biên tập viên
- Fashion designer: nhà thiết kế thời trang
- Graphic designer: người thiết kế đồ họa
- Illustrator: họa sĩ vẽ tranh minh họa
- Journalist: nhà báo
- Painter: họa sĩ
- Photographer: thợ ảnh
- Playwright: nhà soạn kịch
- Poet: nhà thơ
- Sculptor: nhà điêu khắc
- Writer: nhà văn
- Actor: nam diễn viên
- Actress: nữ diễn viên
- Composer: nhà soạn nhạc
- Dancer: diễn viên múa
- Film director: đạo diễn phim
- Musician: nhạc công
- Singer: ca sĩ
- Barrister: luật sư bào chữa
- Bodyguard: vệ sĩ
- Customs officer: nhân viên hải quan
- Detective: thám tử
- Judge: quan tòa
- Lawyer: luật sư nói chung
- Police: cảnh sát
- Security officer: nhân viên an ninh
- Lecturer: giảng viên
- Music teacher: giáo viên dạy nhạc
- Teacher: giáo viên
- Teaching assistant: trợ giảng
- …
TÌM HIỂM VỀ TỰ VỰNG TRONG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là gì?
Khi học bất kỳ một ngành nghề nào thì các bạn sinh viên cũng sẽ cần phải nắm được từ vựng tiếng Anh chuyên ngành của ngành đó. Vậy tiếng Anh chuyên ngành là gì? Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là gì?
Tiếng Anh chuyên ngành chính là ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng thích hợp đối với từng môi trường giao tiếp và làm việc của mỗi ngành nghề cụ thể nào đó. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành chính là các từ vựng có liên quan đến chuyên ngành đó và thường xuyên được sử dụng trong môi trường làm việc.
Tiếng Anh chuyên ngành sẽ bao gồm cả từ vựng chuyên ngành cùng với những yếu tố quan trọng khác như ngữ pháp, văn phạm, cấu trúc câu, phong cách viết và diễn đạt…
Trong tiếng Anh chuyên ngành cũng có những điểm cần phải lưu ý chính là khi từ vựng tiếng Anh chuyên ngành đối với ngành này có thể mang một ý nghĩa là A nhưng trong những tình huống của ngành nghề khác nó lại mang ý nghĩa B. Điều này phụ thuộc vào những quy định riêng của từng ngành.
Đối với những bạn trẻ muốn theo đuổi ngành dịch thì cần phải đặc biệt lưu ý điều này vì nếu như không nắm chắc thì không chỉ khiến cho khách hàng khó hiểu mà ngay cả các bạn cũng cảm thấy khó hiểu. Và đặc biệt các bạn cũng đừng nhận từ vựng tiếng Anh chuyên ngành cùng với từ vựng tiếng Anh học thuật nhé!
Cách học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành
Thực ra thì học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành cũng sẽ không có sự khác biệt so với khi chúng ta học từ vựng tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là các bạn cần phải thực sự chăm chỉ, thường xuyên ôn tập và tiếp xúc với những từ vựng đó nhiều hơn. Cách tốt nhất để nắm được từ vựng tiếng Anh chuyên ngành mà chúng tôi nghĩ các bạn nên áp dụng đó chính là đọc.
Đọc chính là cách tốt nhất để có thể ghi nhớ được những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Ngay khi các bạn đọc và thấy một từ vựng mới thì các bạn cần phải phán đoán xem đó có phải tiếng Anh chuyên ngành hay không bằng cách sử dụng từ điển tiếng Anh thông thường.
Nếu như không tìm được những từ đó trong từ điển thì khả năng rất cao đó là từ tiếng Anh chuyên ngành. Khi đó các bạn hãy mở từ vựng tiếng Anh chuyên ngành ra và tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Trên thực tế, bạn chỉ cần bắt gặp từ đó khoảng 3 – 5 lần và tra lại ý nghĩa của từ đó thì tôi đảm bảo rằng các bạn sẽ nhớ rất lâu. Nhưng tất nhiên là các bạn cần phải đọc nhiều để tiếp xúc với nó.
Các bước học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả
- Bước 1: Đọc tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành
- Bước 2: Ghi chép lại những từ mà bạn cảm thấy khó hiểu
- Bước 3: Ghi lại nghĩa và cách phát âm của từ đó
- Bước 4: Nắm chắc tiền tố, hậu tố của những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành
- Bước 5: Đọc nhiều văn bản tiếng Anh chuyên ngành để tiếp xúc nhiều hơn với các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành
- Bước 6: Ghi nhớ và nhớ đặt lịch xem lại bộ tài liệu tiếng Anh chuyên ngành của chính bạn.
Bài viết trên đây đã giúp cho các bạn nắm được tên các ngành học tiếng Anh, tên một số nghề nghiệp phổ biến trong tiếng Anh cùng một vài thông tin hữu ích về tiếng Anh chuyên ngành.