Khối B: Tổ hợp môn, Ngành & Trường đào tạo

[CPP] Khối B có bao nhiêu Tổ hợp môn xét tuyển? Khối B gồm những Ngành nào? Ngành nào hot? Các trường Đại học, Cao đẳng nào có xét tuyển khối B?… là thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo khối B. Hãy theo dõi bài viết này ngay bên dưới nhé!

Tổ hợp môn Khối B

Với việc các ngành công nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng, theo đó, nhu cầu tuyển dụng và việc làm từ các ngành khối B này rất cao. Bởi vì đây là một trong các khối thi đại học có những ngành trọng yếu về công nghệ, kỹ thuật, thực phẩm, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và môi trường…

Khối B gồm những môn nào?

Khối B được chia thành 7 khối khác nhau đây là khối có số lượng thí sinh đang ký dự thi cao thứ 2, chỉ đứng sau khối A. Tổ hợp môn truyền thống của khối B là Toán, Hóa học và Sinh học. Khối B mới gồm có 09 môn thi: Toán, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.

Khi đăng ký dự thi, thí sinh cần nắm rõ mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ chính quy để lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp với ngành xét tuyển và thế mạnh của mình.

Khối B được phân chia thành 7 tổ hợp môn (7 khối) mới. Dưới đây là các tổ hợp môn khối B cùng với môn thi – xét tuyển chính xác nhất (*Gợi ý: Nhấn vào mã tổ hợp môn bạn thích để xem chi tiết):

# Mã tổ hợp Tổ hợp các môn xét tuyển Khối B
Các mã tổ hợp môn khối B (môn Toán, Sinh học và 1 môn khác)
1 B00 Toán, Hóa Học, Sinh Học
2 B01 Toán, Sinh học, Lịch sử
3 B02 Toán, Sinh học, Địa lí
4 B03 Toán, Sinh học, Ngữ văn
5 B04 Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
6 B05 Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
7 B08 Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Xem thêm các khối thi khác:

Bảng tổng hợp các Khối thi đại học, cao đẳng
A B C D K H
M N R S T V

Ngành đào tạo Khối B

Khi lựa chọn điểm thi khối B để xét tuyển đại học và cao đẳng, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:

  • Bảo vệ thực vật
  • Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
  • Chăn nuôi
  • Chính trị học (Sư phạm Triết học)
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ chế biến lâm sản
  • CNKT địa chất
  • CNKT môi trường
  • CNKT môi trường
  • CNKT tài nguyên nước
  • CNKT Trắc địa
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ may
  • Công nghệ rau quả và cảnh quan
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ thiết bị trường học
  • Công nghệ thực phẩm
  • Dịch vụ thú y
  • Điều dưỡng
  • Điều dưỡng
  • Dinh dưỡng
  • Dược
  • Dược học
  • Khí tượng học
  • Khí tượng học
  • Khí tượng thủy văn biển
  • Khoa học cây trồng
  • Khoa học cây trồng
  • Khoa học đất
  • Khoa học môi trường
  • Khuyến nông
  • Kĩ thuật trắc địa – bản đồ
  • Kĩ thuật trắc địa – bản đồ
  • Kỹ thuật địa chất
  • Kỹ thuật sinh học
  • Kỹ thuật y học
  • Lâm nghiệp
  • Lâm nghiệp đô thị
  • Lâm sinh
  • Nông nghiệp
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Phát triển nông thôn
  • Quản lí đất đai
  • Quản lí đất đai
  • Quản lí tài nguyên và môi trường
  • Quản lý bệnh viện
  • Quản lý biển
  • Quản lý đất đai
  • Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Răng hàm mặt
  • Sinh học
  • Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
  • Sư phạm Sinh học
  • Tâm lí học
  • Tâm lí học giáo dục
  • Thú y
  • Thủy văn
  • Thủy văn
  • Xét nghiệm y học dự phòng
  • Y đa khoa
  • Y học cổ truyền
  • Y học dự phòng
  • Y tế công cộng

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Trường đào tạo Khối B

Dưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng khối B được phân chia theo từng tỉnh thành/khu vực nhằm giúp các bạn tra cứu dễ dàng hơn:

Các Trường đào tạo Khối B ở TPHCM

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối B ở TP Hồ Chí Minh mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối B ở TPHCM
1 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
2 ĐH Sài Gòn
3 ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
4 ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐH Quốc Gia TP HCM
5 ĐH Y Dược TP HCM
6 ĐH Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP HCM
7 ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia TP HCM
8 ĐH Sư Phạm TP HCM
9 ĐH Tôn Đức Thắng
10 ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
11 ĐH Công Nghiệp TP HCM
12 ĐH Tài Nguyên môi trường TP HCM
13 ĐH Mở TP HCM
14 ĐH Nông Lâm TP HCM
15 ĐH Công Nghệ Thông Tin Gia Định
16 ĐH Quốc Tế Hồng Bàng
17 ĐH Công Nghệ TP HCM
18 ĐH Công Nghệ Sài Gòn
19 ĐH Hoa Sen
20 ĐH Văn Hiến
21 ĐH Dân Lập Văn Lang
22 ĐH Nguyễn Tất Thành

Các Trường đào tạo Khối B ở Hà Nội

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối B ở Hà Nội mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối B ở Hà Nội
1 Học Viện Quân Y – Hệ quân sự KV miền Bắc
2 ĐH Y Hà Nội
3 Học Viện Quân Y – Hệ quân sự KV miền Nam
4 ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5 ĐH Sư Phạm Hà Nội
6 Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
7 ĐH Công Nghiệp Hà Nội
8 ĐH Thăng Long
9 ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
10 ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
11 ĐH Hòa Bình
12 Học Viện Quản Lý Giáo Dục
13 ĐH Mỏ Địa Chất
14 Viện ĐH Mở Hà Nội
15 ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
16 ĐH Thành Tây
17 ĐHc Bách Khoa Hà Nội
18 ĐH Dân Lập Đông Đô
19 ĐH Đại Nam
20 ĐH Thành Đô
21 ĐH Công Nghiệp Việt Hung
22 ĐH Y Tế Công Cộng
23 ĐH Văn Hóa – Nghệ Thuật Quân Đội – Miền Bắc

Các Trường đào tạo Khối B ở Miền Trung & Tây Nguyên

Sau đây là danh sách một số trường đại học khối B ở miền Trung và Tây Nguyên mà chúng tôi đã tổng hợp được:

# Tên Trường Đại học Khối B ở Miền Trung & Tây Nguyên
1 Khoa Y dược (ĐH Đà Nẵng)
2 ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng)
3 Khoa Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)
4 ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
5 ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
6 ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)
7 ĐH Y dược (ĐH Huế)
8 ĐH Khoa học (ĐH Huế)
9 ĐH Tây Nguyên
10 ĐH Quy Nhơn
11 ĐH Kinh tế Nghệ An
12 ĐH Duy Tân
13 ĐH Dân lập Phú Xuân
14 ĐH Công nghệ Vạn Xuân
15 ĐH Hà Tĩnh
16 Đại học Vinh
17 ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh
18 ĐH Khánh Hòa
19 ĐH Phan Châu Trinh
20 ĐH Quảng Bình
21 ĐH Buôn Ma Thuột
22 ĐH Y khoa Vinh

>> Xem thêm: Danh sách các trường Đại học, Học viện tại 03 miền – Bắc, Trung & Nam

Những câu hỏi liên quan đến Khối B

Khối B là gì?

Khối B là khối thi truyền thống có ít lựa chọn nhất (7 khối nhỏ). Đây là khối được sử dụng chủ yếu thi vào nhóm các ngành chăm sóc sức khỏe, nông lâm thủy sản, công nghệ hóa sinh… Là một trong những khối thi truyền thống, do đó các ngành khối B luôn là những ngành nghề trọng yếu và cần rất nhiều nhân lực trong tương lai.

Văn bản quy định Khối B và Tổ hợp môn xét tuyển khối B?

Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được thực hiện dựa vào nội dung hướng dẫn theo Công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT thống kê.

Theo đó, mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển bao gồm các tổ hợp môn thi truyền thống và bổ sung thêm các tổ hợp môn thi mới. Ngoài ra, các trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào ngành đào tạo và yêu cầu riêng của mỗi trường.

Ngành khối B nào đang Hot?

Bên cạnh niềm đam mê, việc chọn ngành nghề có cùng sở thích và đam mê không phải chuyện khó. Nhưng để chọn ngành mình vừa đam mê, vừa có nhu cầu nhân lực cao, vừa dễ xin việc sau khi ra trường thì không phải là dễ.

Sau đây là gợi ý các ngành nghề thuộc khối B đang “ăn khách”, dễ xin việc nhất hiện nay:

  • Ngành kỹ thuật y học
  • Ngành công nghệ chế biến lâm sản
  • Ngành quản lý đất đai
  • Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Ngành khoa học cây trồng
  • Ngành điều dưỡng

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh mục toàn bộ các ngành nghề đào tạo (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…)

Ngành khối B nào phù hợp với Nữ?

Con gái thi khối B thì nên học ngành gì?

Nếu bạn đang băn khoăn liệu bạn nữ “chân yếu, tay mềm” nên học ngành khối B nào để dễ kiếm việc làm và phù hợp với năng lực của mình, vậy thì hãy xem qua các nhóm ngành này nhé:

Ở khối B có rất nhiều ngành nghề: Các ngành bên lĩnh vực y tế, các ngành bên khoa học công nghệ hay các ngành bên nghiên cứu, kỹ thuật, sư phạm… đều phù hợp với nữ giới. Khoa học Y Sinh, hiện đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút sự quan tâm trên thế giới và tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiến thân. Các trường thuộc nhóm Y – Dược thường được nhiều thí sinh nữ học khối B lựa chọn. Tuy nhiên, những trường này thường lấy mức điểm rất cao, thí sinh phải xác định lực học khá mới nên đăng kí dự thi. Chưa kể đến những vất vả và bất tiện trong công việc mà ngành học này mang lại cho nữ giới như khối lượng kiến thức lớn, thường xuyên thực hành lâm sàng. Các bạn nên cân nhắc để có lựa chọn phù hợp nhất với sở thích và nguyện vọng bản thân. Thi khối B không phải chỉ để trở thành bác sĩ và học ở đâu không quan trọng bằng quyết tâm và khả năng của chính bạn.

Chọn Trường khối B nào?

Rất nhiều thí sinh và phụ huynh chỉ băn khoăn, mong muốn được trúng truyển vào trường Đại học tốp đầu hoặc ít nhất là phải đậu một trường ĐH mà ít quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề cho bản thân, thậm chí nhiều thí sinh còn để việc lựa chọn trường, chọn ngành cho bố mẹ quyết định.

Chính vì chỉ chú trọng chọn trường để đậu mà không quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề khiến không ít người khi trở thành sinh viên có thái độ học thờ ơ, chán nản, không có động lực học dẫn đến phải bỏ học giữa chừng để chuyển đổi sang trường khác, ngành khác. Nhiều trường hợp khác không phấn đấu nỗ lực trong quá trình học, học đối phó. Kết quả khi tốt nghiệp ra trường có năng lực chuyên môn thấp, kỹ năng yếu, thái độ thờ ơ, làm trái ngành nghề không phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích của bản thân gây lãng phí nguồn lực cho gia đình, xã hội và bản thân.

Nên nhớ ngành khác với nghề. Ngoại trừ một số ngành đặc thù như học ngành y ra trường làm bác sĩ, học ngành sư phạm ra trường làm thầy cô giáo. Hầu hết các ngành học còn lại có phạm vi nghề khá rộng.

Nhiều thí sinh chọn ngành luật Dân sự với suy nghĩ ra trường sẽ làm nghề luật sư vì có “thích tranh cãi” và “muốn bảo vệ chính nghĩa….”. Nhưng trong thực tế ra trường chúng ta có thể làm nhiều nghề như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý…

Hay nhiều thí sinh chọn ngành kinh doanh quốc tế với mong muốn và suy nghĩ ra trường sẽ làm công việc liên quan đến kinh doanh quốc tế nhưng trong thực tế nghề nghiệp liên quan đến ngành này khá rộng: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước với các vị trí nghề nghiệp như: Chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan, vụ, viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại… Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với các vị trí nghề nghiệp như: chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, thu mua sản phẩm, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế… Hoặc cũng có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu với các vị trí như giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách…

Như vậy, điều quan trọng là các bạn nên chọn ngành học trước thay vì băn khoăn phải chọn trường nào là tốt nhất, trong quá trình học đại học, tùy vào sở thích, tính cách, ngoại hình, xu hướng thị trường… sẽ xác định nghề, vị trí công việc mong muốn khi ra trường. Trên cơ sở đó, bạn sẽ đầu tư thời gian để phát triển năng lực chuyên môn, các kỹ năng và thái độ liên quan đến nghề mình dự tính lựa chọn.

Chọn Trường hay chọn Ngành trong trường ?

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào danh tiếng của trường chứ không phụ thuộc vào quảng cáo. Rất nhiều học sinh quan tâm đến chọn trường mà không quan tâm nhiều đến ngành học trong trường đó. Việc chọn ngành học trong trường cũng quan trọng không kém so với chọn trường. Thông thường chất lượng đào tạo của ngành học trong trường phụ thuộc vào lịch sử của ngành học, đội ngũ giảng viên của ngành học đó, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, cở sở vật chất phục vụ đào tạo, kết quả kiểm định, đánh giá của các cựu sinh viên…

Sau khi chọn ngành mình muốn học, bước tiếp theo thí sinh chọn trường để xét tuyển. Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển vào ít nhất 3 nhóm trường. Chú ý danh tiếng và học phí của trường.

    • Nhóm mơ ước: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học cao hơn hoặc bằng với điểm thi của mình. Nên chọn từ 2 – 3 trường.
    • Nhóm hiện thực: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 1 – 3,5 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.
    • Nhóm an toàn: các trường có điểm thi năm trước các ngành mà thí sinh muốn học bằng hoặc thấp hơn với điểm thi từ 4 – 6 điểm. Nên chọn từ 3 – 4 trường.

Như vậy, nếu bạn chọn 1 ngành học thì thí sinh có thể đăng ký xét tuyển từ 8 – 10 nguyện vọng. Còn nếu chọn 2 ngành học thì bạn có thể xét tuyển vào 16 – 20 nguyện vọng.

Định hướng nghề nghiệp Ngành Khối B

Trên thế giới hiện nay có đến hơn 2000 nghề nghiệp khác nhau. Giữa vô số những nghề đó, bạn thường băn khoăn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với mình. Đây chính là lý do khiến bạn phải định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là khái niệm giáo dục toàn diện được thiết kế để cung cấp cho các bạn học sinh trung học các thông tin và kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sống, làm việc trong nền kinh tế, xã hội, môi trường luôn luôn thay đổi và phát triển. Những việc cần làm để tự định hướng nghề nghiệp của mình:

  • Tự chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, không chọn nghề nghiệp theo yêu cầu, định hướng của gia đình, bạn bè, xu hướng.
  • Tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp bạn xác định mình phù hợp với ngành nghề nào.
  • Xác định thế mạnh của bản thân phù hợp với lĩnh vực nào.
  • Tìm hiểu về đặc điểm của ngành mà mình chọn như nhu cầu lao động, phẩm chất và kỹ năng của nghề…

Việc định hướng nghề nghiệp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết. Nếu định hướng tốt, nó không chỉ tạo niềm đam mê, thành công trong sự nghiệp của bạn mà còn hạn chế tối đa những hậu quả khi chọn sai ngành nghề như lãng phí thời gian của bản thân, tiền bạc của gia đình, lãng phí chất xám, thất nghiệp và khó xin việc làm.

Những lưu ý khác khi chọn thi Khối B

Sau đây là những điều cần lưu ý khi bạn quyết định chọn thi Khối B:

  • Việc cân nhắc chọn ngành nghề cần phải được thực hiện sớm. Do là các bạn chỉ mới được tiếp cận với việc định hướng nghề nghiệp trong một thời gian ngắn khi kỳ thi THPT sắp đến.
  • Các bạn nên tiếp xúc với môi trường thực tế, để nhìn nhận một cách thấu đáo và lựa chọn. Theo đó, hướng nghiệp phải là một quá trình không ngắn để người học có đủ thời gian để khám phá năng lực bản thân, sở trường, niềm đam mê sau đó là tìm hiểu đặc tính nghề nghiệp có phù hợp với cá nhân, điều kiện kinh tế hay không.
  • Chọn ngành là một quá trình liên tục và kéo dài. Trước tiên các bạn phải hiểu được bản thân mình trước, ví dụ như bạn muốn làm thầy cô giáo thì bạn nên học ngành Sư phạm; Bạn yêu thích công việc về nghiên cứu sinh học bạn có thể chọn ngành Y, ngành Dược, ngành Điều dưỡng.
  • Các ngành khối B đều có đặc trưng khác nhau yêu cầu bạn cần phải tìm hiểu về nó. Muốn hiểu ngành nghề mà chỉ ngồi xem trên mạng không là chưa đủ mà các bạn học sinh cần phải tìm hiểu thực tế công việc, các ngành dễ xin việc và học hỏi từ những kiến thức đàn anh, đàn chị về những trải nghiệm mà họ có được từ ngành nghề đó.
  • Thực tế những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp rất được chú trọng tại các trường THPT, các chủ đề về nhóm ngành nghề, nhu cầu nguồn nhân lực, học nghề hay học đại học, cao đẳng là vô cùng cần thiết đồng hành các bạn học sinh trên con đường lựa chọn ngành nghề trong tương lai…

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Khối thi & Tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng

Bên trên là những thông tin cơ bản nhất về Khối B: Tổ hợp môn xét tuyển, Ngành và Trường đào tạo. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổng hợp một số thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh đang trong giai đoạn tìm Ngành và Trường đào tạo Khối B. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn để từ đó bạn có thể tìm đúng Ngành đào tạo cũng như Trường Đại học, Cao đẳng khối B tốt nhất và theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn học tốt!

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x