[CPP] Tìm hiểu Phong tục Việt Nam: Ba cha tám mẹ là những ai?.”Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội…
Ba cha tám mẹ là những ai?
Theo “Thọ mai gia lễ”:
Ba cha là:
- Thân phụ: Cha sinh ra mình.
- Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế phụ hay, bố dượng.
- Dưỡng phụ: Bố nuôi.
Tám mẹ là:
- Đích mẫu: Vợ cả của bố.
- Kế mẫu: Khi còn nhỏ mẹ đã mất, cha lấy vợ khác để nuôi nấng mình.
- Từ mẫu: Mẹ chết từ tấm bé, cha sai người vợ lẽ nuôi mình bú mớm.
- Dưỡng mẫu: Mẹ nuôi, cha mẹ nghèo cho mình để người khác nuôi.
- Xuất mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng bị cha ruồng rẫy.
- Giá mẫu: là mẹ sinh ra mình, nhưng khi cha mất thì đi lấy chồng khác.
- Thứ mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng là vợ lẽ của cha.
- Nhũ mẫu: Mẹ vú, cho mình bú mớm từ khi còn tấm bé.
Trên đây là định nghĩa theo “Thọ mai gia lễ”, chưa nói đến những người đã lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ vợ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ mình. Vậy thì, còn ba loại nhạc phụ và tám loại nhạc mẫu. Tất cả phải 6 cha,16 mẹ.
Bên trên là bài viết Ba cha tám mẹ là những ai? thuộc chuyên mục về Lễ tang. Để biết thêm các Phong tục khác của Việt Nam bạn hãy xem thêm: Trăm điều nên biết về Phong tục Việt Nam.