[CPP] Tìm hiểu Phong tục Việt Nam: Chúc thư là gì?.”Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội…
Chúc thư là gì?
“Chúc” là lời dặn dò, phó thác. “Chúc thư” hay “Di chúc” là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. Chúc thư, di chúc viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý. Nếu không biết chữ, hoặc yếu quá không viết được nữa thì nhờ người khác viết, đọc lại cho nghe rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào dưới. Di chúc của nhà vua thì gọi là di chiếu.
Nội dung chính của chúc thư thường là việc chia gia tài. Nhà có bao nhiêu ruộng đất, nhà cửa, chia cho con trai con gái, ai được hưởng khoảnh nào, mấy mẫu, mấy sào ở đâu, còn lại bao nhiêu dành cho mẹ làm của dưỡng lão, giao người nào chăm nom. Nếu còn bao nhiêu nợ làng, nợ họ cũng giao phó cho con nào phải đòi, phải trả. Quy định giành bao nhiêu làm ruộng hương hỏa, giao cho con trưởng hoặc cháu đích tôn. Di chiếu của nhà vua giao cho ai là đại thần có mệnh phò thái tử lên ngôi. Nếu ngôi thái tử chưa định thì chuyền chỉ cho hoàng tử nào nối ngôi…
Thời nay, nam nữ bình quyền, nếu cha mất trước đã có mẹ nắm toàn bộ quyền hành. Thời trước, người mẹ, người vợ sau 3 năm tang chồng nếu muốn tái giá thì đi tay không, nếu ở lại nuôi con cũng không được nắm toàn quyền, còn phải lệ thuộc các ông chú, ông bác trong họ. Nếu còn có nợ thì phải trả hết.
Thế nên, có những gia đình giàu có nhưng vô phúc, bạc đức: Cha mẹ nằm xuống anh em đùn đẩy nhau, chưa lo việc chôn cất, chỉ chăm chú tranh giành tài sản, để thiên hạ xỉ vả. Vì vậy, khi còn khoẻ, các cụ đã phải lo xa: Chia gia tài trước, định trách nhiệm sẵn, mua sắm bộ hậu sự (áo quan) có người còn dặn trước cả việc chôn cất, tang chế, cỗ bàn, đình đám..
Trích di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
“…Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân…” |
Ngày 10-5-1969 |
Di chúc của Tam nguyên Yên Đổ:
“Kém hai tuổi xuân đầy chín chục Số thầy sinh phải lúc dương cùng Đức thày đã mỏng mòng mong Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy Học chẳng có rằng hay chi cả Cưỡi đầu người kể đã ba phen Tuổi là tuổi của gia tiên Cho nên thầy được hưởng niên lâu ngày. ấy thủa trước ông mày chẳng đỗ Hoá bây giờ cho bố làm nên Ơn vua chửa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửng lên thẹn trời Sống không để tiếng đời ca thán Chết được về quê quán hương thôn Mới hay trăm sự vưông tròn Sống lâu đã trải chết chôn chờ gì? Đồ khâm niệm chớ nề xấu tốt Kín chân tay đầu gót thời thôi Cỗ đừng to lắm con ơi Hễ ai chạy lại con mời người ăn |
Tế đừng có viết văn mà đọc Trướng đối đừng gấm vóc làm chi Minh tinh con cũng bỏ đi Mời quan đề chủ con thì không nên Môn sinh chớ bỏ tiền đạt giấy Bạn của thầy cũng vậy mà thôi Khách quen chớ viết thiếp mời Ai đưa lễ phúng con thời chớ thu Chẳng qua nợ để cho người sống Chết đi rồi còn ngóng vào đâu Lại mang cái tiếng to đầu Khi nay bày biện, khi sau chê bàn Cờ biến của vua ban ngày trước Khi đưa thày con rước đầu tiên Lại thuê một lũ phường kèn Vừa đi vừa thổi mỗi bên dăm thằng Việc tống táng nhung nhăng qua quýt Cúng cho thầy một chút rượu hoa Đề vào mấy chữ trong bia, Rằng: “Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” |
Bên trên là bài viết Chúc thư là gì? thuộc chuyên mục về Lễ tang. Để biết thêm các Phong tục khác của Việt Nam bạn hãy xem thêm: Trăm điều nên biết về Phong tục Việt Nam.