Phân loại khẩu trang theo chuẩn của Bộ Y tế

[CPP] Trước khi có đại dịch COVID-19 thì khẩu trang y tế chỉ được sử dụng chủ yếu ở môi trường y tế. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang y tế và những khẩu trang kháng khuẩn tương đương rơi vào tình trạng khan hiếm. Vậy ngoài khẩu trang vải thường chúng ta hay sử dụng thì còn có các loại khẩu trang nào?

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020 về việc Hướng dẫn tạm thời về lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19. Hướng dẫn này dành cho các chuyên gia y tế công cộng, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, nhà quản lý, nhân viên y tế và cộng đồng. Hướng dẫn sẽ được sửa đổi khi có thêm dữ liệu.

Với thông tin hiện có, các chuyên gia y tế cho rằng con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: hắt hơi, ho…) đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID -19.

Đeo khẩu trang y tế không đúng chỉ định có thể gây lãng phí không cần thiết, khan hiếm cho cơ sở y tế và tạo ra tâm lý sai lầm về sự an toàn và có thể dẫn đến bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay 60% độ cồn. Hơn nữa, sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền.

Phân loại khẩu trang – có bao nhiêu loại khẩu trang?

Các loại khẩu trang và nguyên tắc sử dụng trong phòng chống dịch COVID -19

Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương

Khẩu trang y tế N95 (Có van và không van)
Khẩu trang y tế N95 (Có van và không van)

Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương chỉ dùng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh Covid-19.

Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương bao gồm các loại tiêu chuẩn tương đương phổ biến:

  • Mỹ: N95 Respirator (tiêu chuẩn NIOSH-42C FR84)
  • Châu Âu: FFP2 Respirator (tiêu chuẩn EN 149-2001)
  • Úc, Newzealand: P2 Respirator (tiêu chẩn AS/NZ 1716:2012)
  • Trung Quốc: KN95 Respirator (tiêu chuẩn GB2626-20 06)
  • Nhật Bản: DS Respirator (tiêu chuẩn JMHLW- Notification 214, 2018)
  • Hàn Quốc: Korea 1st Class Respirator (tiêu chuẩn KMOEL-2017-64).

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm và tiếp xúc nhiều với người bệnh (khoa khám bệnh, khoa điều trị, khoa hồi sức tích cực,…).

Khẩu trang y tế đa dạng màu sắc
Khẩu trang y tế đa dạng màu sắc

Khẩu trang y tế được quản lý là trang thiết bị y tế (đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu đạt TCVN 8389-1 : 2010; TCVN 8389-2 : 2010; TCVN 8389-3 : 2010đã có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ- CP).

>> Có thể bạn thích: Khẩu trang y tế là gì? Phân biệt thật – giả

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (khẩu trang 870)

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (khẩu trang 870)
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (khẩu trang 870)

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (Gọi tắt là khẩu trang 870) dành cho cán bộ y tế làm việc ở những nơi ít có nguy cơ; người tham gia phòng chống dịch; Người bệnh trong cơ sở điều trị bệnh không lây nhiễm; Người phục vụ ở các khu vực công cộng như lễ tân, bãi xe, cảng biên phòng, cửa khẩu, cảng hàng không,…

Khẩu trang vải kháng khuẩn phải đạt tiêu chuẩn theo quyết định 870/QĐ BYT ban hành vào đầu năm 2020 phải có 3 lớp như sau:

  • Lớp ngoài: Có khả năng chống thấm nước, giúp cản các chất lỏng. Như vậy mới đảm bảo được cản được nước bọt bắn vào mặt khi tiếp xúc với người khác.
  • Lớp giữa: Là lớp lọc khuẩn, cản bụi và các vi sinh vật khác có trong không khí.
  • Lớp trong: Phải có khả năng kháng khuẩn tối ưu.

Khẩu trang 5 lớp đạt chuẩn cũng phải có ba lớp đạt chuẩn như trên nhưng có thêm 2 lớp lọc hóa chất và lọc tĩnh điện. Nếu không có hai lớp này, cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc dùng khẩu trang. Chỉ cần ba lớp tiêu chuẩn, khẩu trang đã có khả năng cản bụi, cản nước bọt, ngăn chặn vi khuẩn là đã tối ưu đến 99.99 % công dụng của nó.

Khẩu trang 870 được cho phép sử dụng trong điều kiện khan hiếm khẩu trang y tế. Được quản lý như hàng hóa thông thường, sản xuất theo các quy định tại Quyết định 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn và do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Công thương quản lý (Các Tập đoàn, doanh nghiệp dệt may).

Chọn khẩu trang vải kháng khuẩn 3 lớp hay 5 lớp để mua?

Các bác sĩ khuyên người dùng phải chọn các loại khẩu trang vải kháng khuẩn đạt tiêu chuẩn 3 lớp. Người tiêu dùng nên tìm hiểu các loại khẩu trang có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, không nên dựa vào 3 lớp hay 5 lớp để mua.

Khẩu trang vải thông thường và khẩu trang khác

Các loại khẩu trang 3, 4 lớp (không đủ điều kiện là trang thiết bị y tế); Khẩu trang vải thông thường khác được sử dụng cho mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm.

Được quản lý như hàng hóa thông thường và sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở, tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Cách lựa chọn khẩu trang phù hợp

Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang tại những cơ sở điều trị nội trú cho bệnh nhân mắc Covid-19, khoa phòng khám bệnh, ở cộng đồng, khu vực nhập cảnh, khu vực cách ly, đội phản ứng nhanh áp dụng cho các đối tượng sử dụng, hoạt động cần sử dụng và loại khẩu trang sử dụng theo bảng sau:

Nơi sử dụng Đối tượng sử dụng Hoạt động cần sử dụng Loại khẩu trang
Cơ sở điều trị nội trú
Phòng bệnh nhân Nhân viên y tế Chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân. Khẩu trang N95 hoặc tương đương
Các quy trình tạo khí dung được thực hiện trên bệnh nhân. Khẩu trang N95 hoặc tương đương
Nhân viên vệ sinh Vào phòng của bệnh nhân Khẩu trang N95 hoặc tương đương
Các khu vực khác bệnh nhân đi qua (ví dụ: buồng, hành lang). Tất cả nhân viên, bao gồm cả nhân viên y tế. Bất kỳ hoạt động nào không liên quan đến việc tiếp xúc với bệnh nhân. Khẩu trang 870
Khu vực phân loại bệnh nhân Nhân viên y tế Sàng lọc sơ bộ không tiếp xúc trực tiếp Khẩu trang y tế
Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp Bất kỳ Khẩu trang y tế
Bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp Bất kỳ Khẩu trang 870
Phòng thí nghiệm Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Thao tác với các mẫu dịch đường hô hấp Khẩu trang N95
Khu hành chính Tất cả nhân viên, bao gồm cả nhân viên y tế. Nhiệm vụ hành chính không liên quan đến việc tiếp xúc với bệnh nhân Khẩu trang 870
Khoa, Phòng khám bệnh
Phòng khám, tư vấn bệnh Nhân viên y tế Khám   thực   thể   bệnh   nhân không có triệu chứng hô hấp. Khẩu trang y tế
Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang y tế
Bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Nhân viên vệ sinh Sau và giữa các cuộc tư vấn với bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Khẩu trang y tế
Phòng chờ Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang y tế
Bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Khu vực hành chính Tất cả nhân viên, bao gồm cả nhân viên y tế. Công việc hành chính không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp Khẩu trang 870
Phân loại bệnh nhân Nhân viên y tế Sàng lọc sơ bộ không tiếp xúc trực tiếp Có tiếp xúc trực tiếp Khẩu trang 870
Khẩu trang y tế
Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang y tế
Bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Cộng đồng
Nhà ở có bệnh nhân đường hô hấp Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Mọi hoạt động Khẩu trang y tế
Người chăm sóc Vào phòng bệnh nhân, nhưng không chăm sóc hay hỗ trợ trực tiếp. Khẩu trang y tế
Người chăm sóc Chăm sóc trực tiếp hoặc khi xử lý dụng cụ, nước tiểu hoặc chất thải từ bệnh nhân đang được chăm sóc tại nhà. Khẩu trang y tế
Nhân viên y tế Cung cấp chăm sóc hoặc hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân tại nhà Khẩu trang y tế
Nhà ở không có bệnh nhân đường hô hấp Cá nhân không có triệu chứng hô hấp Mọi hoạt động Không dùng khẩu trang
Các khu vực công cộng (ví dụ: trường học, trung tâm mua sắm, nhà ga). Cá nhân không có triệu chứng hô hấp Mọi hoạt động Khẩu trang 870 hoặc khẩu trang vải thông thường
Khu vực nhập cảnh
Khu hành chính Tất cả nhân viên Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Khu vực sàng lọc Nhân viên Sàng lọc đầu tiên (đo nhiệt độ) không tiếp xúc trực tiếp Khẩu trang 870
Nhân viên Nhân viên sàng lọc lần thứ hai (tức là phỏng vấn hành khách bị sốt vì các triệu chứng lâm sàng bệnh và lịch sử du lịch). Khẩu trang y tế
Nhân viên vệ sinh Làm sạch khu vực nơi hành khách bị sốt đang được sàng lọc. Khẩu trang y tế
Người nghi nhiễm Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Khu vực cách ly tạm thời Nhân viên Vào khu vực cách ly, nhưng không cung cấp hỗ trợ trực tiếp Khẩu trang y tế
Nhân viên, Nhân viên y tế Hỗ trợ hành khách được vận chuyển đến cơ sở chăm sóc sức khỏe. Khẩu trang y tế
Nhân viên vệ sinh Vệ sinh khu vực cách ly Khẩu trang y tế
Người nghi nhiễm Mọi hoạt động Khẩu trang 870
Xe cứu thương hoặc xe trung chuyển Nhân viên y tế Vận chuyển người nghi nhiễm đến cơ sở chăm sóc sức khỏe Khẩu trang y tế
Lái xe Chỉ tham gia vào việc lái xe cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh và khoang lái xe được tách ra khỏi bệnh nhân. Khẩu trang 870
Hỗ trợ đưa lên hoặc xuống bệnh nhân bị nghi ngờ Khẩu trang y tế
Không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nghi ngờ, nhưng không có sự tách biệt giữa khoang tài xế và khoang bệnh nhân. Khẩu trang y tế
Người nghi nhiễm, nghi mắc bệnh Vận chuyển đến cơ sở chăm sóc sức khỏe Khẩu trang y tế
Nhân viên vệ sinh Vệ sinh sau và giữa vận chuyển Khẩu trang y tế
Người nghi nhiễm, nghi mắc bệnh đến cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Khu vực cách ly tập trung
Trạm gác Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, y tế Hoạt động vòng ngoài Khẩu trang 870
Điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển Nhân viên y tế, lực lượng vũ trang Khử khuẩn phương tiện vận chuyển Khẩu trang y tế
Khu vực tiếp đón đối tượng cách ly Nhân viên y tế Kiểm tra y tế ban đầu, phân loại người được cách ly khi được tiếp nhận Khẩu trang y tế
Phòng ở cho người được cách ly Người được cách ly Mọi hoạt động Khẩu trang y tế
Phòng cách ly Nhân viên y tế Theo dõi sức khỏe người có triệu chứng nghi ngờ mắc Khẩu trang y tế
Đội phản ứng nhanh
Bất cứ nơi nào Thành viên đội phản ứng nhanh Phỏng vấn bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận mắc hoặc các liên hệ của họ Khẩu trang y tế
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận mắc mà không tiếp xúc trực tiếp. Khẩu trang y tế
Phỏng vấn trực tiếp với các liên hệ không có triệu chứng của bệnh nhân Khẩu trang y tế
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Covid-19 Khẩu trang N95

Cách sử dụng khẩu trang chuẩn nhất

Cách đeo khẩu trang

– Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.

– Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.

– Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.

– Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.

Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Cách thải bỏ khẩu trang

– Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).

– Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.

– Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.

Cách tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn)

– Giặt bằng tay.

– Giặt riêng.

– Phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.

– Số lần tái sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất được in trên bao bì hoặc nhãn mác của sản phẩm.

Bên trên là cách phân loại khẩu trang chuẩn nhất theo Quyết định số 1444/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bên cạnh đó còn có cách lựa chọn và sử dụng khẩu trang. Hy vọng bài viết giúp ích bạn trong việc phân loại và lựa chọn khẩu trang phù hợp trong từng điều kiện cụ thể.

Ngoài ra, đối với việc xuất khẩu khẩu trang, Bộ Y tế đã có công văn số 2004/BYT-KHTC ngày 10/4/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang y tế và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, trong đó báo cáo về năng lực sản xuất các loại khẩu trang, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang trên cơ sở đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước để phòng chống dịch.

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x